Tháng Tư 30, 2024

10 định luật nguyên lý thị giác trong thiết kế nội thất

Các nhà thiết kế trình bày thiết kế hợp lý, hài hòa, tinh tế và thuận mắt đều phải sử dụng các nguyên lý thị giác. Một thiết kế khi hội tụ đủ các yếu tố của nguyên lý thị giác thì sẽ là một thiết kế đẹp. Nếu không làm việc trong ngành thiết kế, thì cụm “nguyên lý thị giác sẽ vô cùng khó hiểu. Bài viết này sẽ liệt kê cho bạn 10 định luật nguyên lý thị giác trong thiết kế nội thất căn bản.

Khái niệm của nguyên lý thị giác là gì?

Nguyên lý thị giác có một vai trò quan trọng trong các ngành nghệ thuật và thiết kế. Những quy luật được đúc kết từ những cảm nhận vô thức của con người, được hình thành trong quá trình sinh sống và phát triển của con người chính là nguyên lý thị giác.

Các công việc liên quan đến nghệ thuật đều phải đáp ứng được yêu cầu của thị giác (hầu hết là vậy). Đó là những đòi hỏi về sự thuận mắt, hài hòa, cân bằng. Nhà thiết kế nội thất hướng đến sự hợp mắt, hài hòa bằng phương pháp riêng, những phương pháp mới trong công việc dựa vào nguyên lý thị giác.

Tóm lại, nguyên lý thị giác chính là một tập hợp các định luật về thị giác của con người được đúc kết qua những nghiên cứu khoa học. Từ các định luật đó, người làm nghệ thuật sẽ sáng tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu về cái đẹp của thị giác.

10 định luật nguyên lý thị giác trong thiết kế nội thất

10 định luật nguyên lý thị giác trong thiết kế nội thất

1 Định luật khoảng cách:

Đây là các yếu tố thể hiện khoảng cách giữa các hình ảnh khác nhau nhằm tạo nên những tín hiệu khác nhau trong thị giác. Toàn bộ các nét hay điểm gần nhau có xu hướng tạo thành 1 nhóm sẽ hình thành sự liên kết theo chiều ngang hay chiều dọc. Mối liên kết đó phụ thuộc vào các điểm, nét ở  gần hay ở xa nhau. Những điều này tạo nên một vài ảnh hưởng nhất định đến thị giác của người xem, hình ảnh ở gần nhau lúc nào cũng có sự ảnh hưởng đến thị giác mạnh hơn so với hình ở xa.

2 Định luật đồng đẳng:

Hay còn gọi là Định luật sự giống nhau. Hiểu là toàn bộ các tín hiệu thị giác có sự giống nhau về mặt đường nét, hình khối, hay màu sắc đặt cạnh các hình thể khác xen kẽ với nhau dù khoảng khoảng cách không gần nhau nhưng vẫn tạo thành sự liên kết và tạo sự chú ý cho thị giác. Điều này chứng tỏ khả năng bao quát hóa của hình thể, những chi tiết nhỏ sẽ bị thị giác của con người tự động loại bỏ.

3 Định luật hẹp – rộng:

Hay còn gọi là định luật trước – sau. Tất cả các tín hiệu thị giác có hình thể nhỏ, bé cùng với khoảng cách hẹp bao giờ cũng được hiển thị ở phần trước của hình ảnh. Các tín hiệu thị giác có hình thể lớn, to hơn, có khoảng cách rộng sẽ nằm ở phần sau làm nền.

4 Định luật khép kín:

Các hình thể bằng nhau và giống nhau được đặt ở cạnh nhau thì luôn luôn tạo thành sự khép kín của thị giác. Từ đó, nó sẽ tạo nên được tính chặt chẽ trong 1 hình thể mới.

5 Định luật liên tục:

Nó là sự liên kết theo chuỗi giữa các yếu tố của 1 bản vẽ thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc. Thị giác của con người bị ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ và có thể nhận biết qua các đường nét liên tục, không có sự đứt đoạn. Điều này hỗ trợ cho thị giác con người có sự thống nhất và liên kết chặt chẽ hơn.

6 Định luật liên tưởng:

Khi hình thể xuất hiện cùng 1 phía hoặc 1 chiều tạo cho thị giác nhận thấy được 1 tín hiệu vô hình, nó làm cho chúng ta có thể nhận biết được hình thể theo kinh nghiệm tích lũy. Nó còn có thể hiểu là định luật của sự dồn nén những tín hiệu thẩm mỹ nhằm biểu đạt cảm xúc cái đẹp.

7 Định luật nhấn:

Định luật nhân biểu thị khoảng cách giữa các hình thể nhằm mục đích gây ấn tượng mạnh cho cả 1 tổng thể. Hoặc nhấn mạnh vào một khu vực cụ thể.

8 Định luật chuyển đổi:

Định luận chuyển đổi là nếu 2 nhóm hình thể tương đồng với nhau về kích thước cùng xuất hiện trên 1 mặt phẳng thì sẽ tạo nên sự chuyển đổi thị giác của người xem.

9 Định luật cân xứng song song:

Tất cả các loại tín hiệu thị giác song song xuất hiện khi có các hình thể giống nhau, có diện tích ngang ngang nhau, nó tạo thành 1 tính chất cân đối song song và tạo thành nhịp; nhịp được hình thành từ sự phát triển chuyển động song song về hướng khác.

10 Định luật tương phản:

Định luật tương phản xảy ra khi ta sử dụng đồng thời các yếu tố mang tính đối lập hoặc tương phản, hoàn toàn khác biệt nhau. Nhờ tính tương phản mà con người nhận ra sự khác biệt

10 định luật nguyên lý thị giác trong thiết kế nội thất

Nguyên lý thị giác trong thiết kế nội thất

10 định luật nguyên lý thị giác trong thiết kế nội thất được thể hiện qua các bài vẽ hình khối, màu sắc, đường nét. Áp dụng trong cả các ngành nghề thiết kế khác hay các ngành nghề có liên quan đến hình ảnh.

Tham khảo thêm: Lớp dạy thiết kế nội thất

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *